Đổ rác bừa bãi ra đường, ao hồ và các kênh mương không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn tích lũy các chất độc hại trong những thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày như rau, tôm, cá. Thu gom lẫn lộn rác hữu cơ và vô cơ cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm do các chất thải tương tác với nhau. Để tránh những tác hại nghiêm trọng này, điều tiên quyết là biết cách xử lý rác thải tại nhà. Cùng Ory điểm qua 6 biện pháp xử lý rác sau để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
1. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại Việt Nam
Theo Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia 2016-2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị được ước tính tăng trung bình từ 10-16% mỗi năm, với tổng khối lượng phát sinh khoảng 35.624 tấn/ngày, tương đương hơn 13 triệu tấn/năm, chiếm tới 55% tổng lượng CTRSH cả nước.
Theo thống kê giai đoạn 2016-2019, tốc độ thu gom và xử lý CTRSH tại đô thị tăng trung bình 2% mỗi năm, nhưng phần lớn vẫn chỉ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp thô sơ. Điều đáng lo ngại hơn là mặc dù cả nước ta có khoảng 660 bãi chôn lấp, chỉ 120 trong số đó là bãi chôn hợp vệ sinh.
Khi không được quản lý đúng cách, rác chôn lấp sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ở những thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, các bãi rác như Nam Sơn hay Đa Phước đã quá tải và thường xuyên phát sinh mùi hôi thối, ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh còn thấm vào nguồn nước ngầm, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cho cộng đồng.

Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại Việt Nam
Giải pháp quan trọng để giải quyết những vấn đề này nằm ở ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình đối với môi trường. Hãy bắt đầu từ những hành động đơn giản như tìm hiểu và thực hiện các cách phân loại, cách xử lý rác thải tại nhà, tại nguồn. Việc làm đúng cách không chỉ đảm bảo an toàn cho không gian sống mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người xung quanh.
>>> XEM THÊM: Quy định về thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải rắn 2024
2. TOP 6 cách xử lý rác thải tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả
Thực hiện đúng cách xử lý rác thải tại nhà giúp giảm áp lực lên hệ thống xử lý rác thải công cộng và bảo vệ môi trường. Dưới đây là hướng dẫn xử lý rác thải tại nhà với 7 cách đơn giản nhưng rất hiệu quả.
2.1. Phân loại rác
Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, tắm giặt, dọn dẹp nhà cửa hay trồng cây cần được phân loại ngay từ lúc phát sinh. Các gia đình có thể sắp xếp rác vào các loại thùng khác nhau dựa trên tính chất của chúng. Ví dụ:
- Rác hữu cơ: Thức ăn thừa, lá cây, rau củ hỏng, trứng hỏng,... nên được cho vào thùng rác hữu cơ.
- Rác tái chế: Chai, hộp, thùng, khay bằng nhựa,... nên được cho vào thùng rác tái chế.
- Rác vô cơ: Mảnh vụn gạch đá, thủy tinh vỡ,... nên được cho vào thùng rác vô cơ.
Việc phân loại rác đúng cách không chỉ giúp chúng ta đánh giá giá trị sử dụng hay khả năng tái chế của từng loại rác mà còn hỗ trợ lựa chọn cách xử lý rác thải tại nhà sao cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, theo quy định mới nhất của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, từ ngày 1/1/2025, hộ gia đình và cá nhân phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành ba nhóm như sau:
Sau ngày 1/1/2025, CTRSH phải được phân loại thành chất thải tái chế, Chất thải thực phẩm và Chất thải khác
Các đơn vị thu gom, vận chuyển có quyền từ chối tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt nếu hộ gia đình, cá nhân không thực hiện phân loại hoặc không sử dụng bao bì chứa chất thải đúng quy định. Ngoài ra, theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP, từ ngày 31/12/2024, hình phạt nếu hộ gia đình, cá nhân phân loại chất thải theo quy định như sau:

Mức phạt nếu hộ gia đình không phân loại CTRSH theo quy định
Để tối ưu hiệu quả phân loại và xử lý rác thải nhà bếp, bạn có thể tham khảo các thùng rác thông minh từ thương hiệu BossEU.. Ory đang có sẵn 2 phân loại sản phẩm sau:
- Thùng rác đôi âm tủ gắn cánh (15L - 20L): Mang đến vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cho không gian bếp do được lắp đặt âm (giấu kín hoàn toàn) vào bên trong cánh tủ bếp.
- Thùng rác gắn cánh (15L - 20L): Được lắp đặt trực tiếp vào cánh tủ bếp, thuận tiện cho việc bỏ rác và vệ sinh. Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, phù hợp với những không gian bếp nhỏ hẹp.

Thùng rác đôi âm tủ gắn cánh

Thùng rác đôi âm tủ cao cấp
Các ưu điểm chung của 2 sản phẩm như sau:
- Phù hợp với tủ có chiều rộng 300mm - 400mm, lòng tủ từ 264-266mm, có thiết kế mở rộng hoàn toàn, tiết kiệm không gian bếp, tiện lợi khi sử dụng
- Được làm từ chất liệu nhựa ABS cao cấp, với bề mặt được xử lý bằng sơn tĩnh điện nano chống rỉ sét
- Chịu được tải trọng lên tới 15kg
- Thân thiện với môi trường,
- Có cơ chế ray bi 3 lớp không gây tiếng ồn khi đóng mở
- Dễ dàng lắp đặt chỉ trong vài phút
Liên hệ để rinh ngay một chiếc thùng rác thông minh và nâng cấp chất lượng cuộc sống của bạn!
2.2. Ủ đống
Cách xử lý rác thải tại nhà bằng ủ đống như sau: Chuẩn bị một khu vực thoáng mát hoặc một thùng ủ tại nhà, cho rác hữu cơ vào và đảo trộn định kỳ. Rác cho vào có thể là thức ăn thừa, vỏ trái cây, lá cây và cành nhỏ. Vi sinh vật sẽ giúp phân hủy chất hữu cơ, biến rác thành nguồn tài nguyên hữu ích cho vườn nhà.
>>> XEM THÊM: Thùng rác hữu cơ tự huỷ là gì? Lợi ích và ưu điểm khi sử dụng
2.3. Chôn lấp
Phương pháp chôn lấp rác hữu cơ là một biện pháp xử lý rác thải hiệu quả dành cho những ai có không gian sân vườn rộng hoặc đất trống. Lá cây, vỏ trái cây, rau củ thừa có thể được chôn sâu dưới đất, phân hủy tự nhiên và cung cấp dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, cần tránh chôn lấp các loại rác hữu cơ không dễ phân hủy như xương động vật hoặc các loại rác chứa kim loại.

2.4. Đốt rác
Đốt rác xử lý các loại rác thải khó phân hủy như nhựa, túi nilon, giúp giảm khối lượng rác thải cần phải vận chuyển. Tuy nhiên, cách xử lý rác thải tại nhà này phát sinh khói và các khí thải có hại cho môi trường. Vì vậy, người thực hiện cần tuân thủ tránh đốt các vật liệu có chứa chất độc hại.
2.5. Tái chế
Nhựa, giấy, thủy tinh và kim loại có thể được tái chế để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường và giảm việc sử dụng các nguyên liệu từ tài nguyên thiên nhiên như gỗ, dầu mỏ và khoáng sản Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng rác tái chế được rửa sạch và phân loại đúng trước khi đưa đến các điểm thu gom.
>>> XEM THÊM: Quy định về thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải rắn 2024
2.6. Sử dụng máy xử lý rác hữu cơ gia đình
Máy xử lý rác hữu cơ gia đình là một giải pháp tiên tiến giúp biến các loại thức ăn thừa thành phân bón hữu cơ. So với các cách xử lý rác thải tại nhà như ủ đống hay chôn lấp, thiết bị này có khả năng xử lý rác nhanh hơn (2-3 kg rác trong từ 3-6 giờ), không gây mùi khó chịu và không cần tốn công sức đảo trộn.
Máy không chiếm quá nhiều diện tích, phù hợp với mọi không gian sống, từ nhà phố đến chung cư. Bạn có thể cân nhắc chọn mua máy tái chế rác thải hữu cơ của Ory để được khuyến mại lên đến 40% và tặng kèm bộ dụng cụ làm vườn 2 món (dĩa trồng cây, xẻng trồng cây) và 2 gói hạt giống. Chính sách bảo hành của chúng tôi đảm bảo bạn sẽ an tâm sử dụng máy lâu dài mà không lo lắng về sự cố kỹ thuật.
Tóm lại, việc áp dụng các cách xử lý rác thải tại nhà không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của chính bạn và cộng đồng xung quanh. Với sự hỗ trợ của các giải pháp hiện đại như máy tái chế rác thải hữu cơ từ Ory, bạn không chỉ giữ cho ngôi nhà sạch sẽ mà còn xây dựng một cuộc sống xanh bền vững cho tương lai.
>>> XEM THÊM:
- Xử lý máy nghiền rác bị kẹt và 3 vấn đề thường gặp khác
- TOP 8 cách khử mùi dầu mỡ trong nhà hiệu quả
>>> XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC: