Với khối lượng rác khổng lồ mỗi ngày, phân loại rác thải là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TPHCM nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tối ưu việc xử lý chất thải. Trong bài viết này. Ory sẽ làm rõ lý do tại sao cần phải phân loại rác tại nguồn ở TPHCM, cách thành phố đang triển khai và gợi ý một công cụ hỗ trợ phân loại rác hiệu quả cho hộ gia đình. Cùng khám phá nhé!
1. Tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn ở TPHCM?
Tại buổi làm việc với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, chia sẻ rằng mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 9.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Toàn bộ lượng rác thải này được thu gom và vận chuyển đến các nhà máy xử lý tập trung trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện tại, chỉ khoảng 33% khối lượng rác được xử lý bằng các phương pháp tiên tiến như công nghệ đốt, sản xuất phân compost và tái chế, trong khi phần lớn, tương đương 67%, vẫn phải dựa vào phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TPHCM
Nhằm giảm tỷ lệ chôn lấp rác thải, TPHCM đang đẩy mạnh thực hiện các dự án chuyển đổi công nghệ tại các nhà máy xử lý rác hiện hữu, đồng thời kêu gọi đầu tư vào các dự án mới.

Xử lý ít nhất 80% rác thải sinh hoat bằng công nghệ hiện đại là mục tiêu xử lý rác thải sinh hoạt của TPHCM trong giai đoạn 2025 - 2030
Mục tiêu trên không chỉ hướng đến giảm tải cho hệ thống chôn lấp mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tối ưu hóa việc tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải, thúc đẩy TPHCM phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
>>> XEM THÊM: Quy định thu tiền rác TPHCM 2024 - Loạn vì mỗi nơi mỗi kiểu
2. Phân loại rác thải tại nguồn ở TPHCM được triển khai như thế nào?
Phân loại rác tại nguồn ở TP.HCM đã được triển khai thí điểm từ năm 2011, bắt đầu với các siêu thị, khu công nghệ cao tại Quận 9 và Khu chế xuất Tân Thuận ở Quận 7. Đến năm 2013, chương trình được mở rộng ra một số cụm dân cư ở Quận 1 và tiếp tục thí điểm tại nhiều hộ dân ở các quận trung tâm như Quận 1, 3, 5, phường 12 (Quận 6), Quận 12 và Bình Thạnh trong giai đoạn 2015 - 2016. Tuy nhiên, việc triển khai phân loại rác gặp nhiều khó khăn do thiếu các quy định pháp lý cụ thể và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Năm 2017, UBND TPHCM ban hành Quyết định 1832/QĐ-UBND, chính thức triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn theo ba nhóm: rác hữu cơ (dùng để sản xuất phân compost), rác có khả năng tái chế và các loại rác còn lại. Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống thu gom và vận chuyển rác phân loại chưa đồng bộ nên hiệu quả chưa đạt kỳ vọng
Do đó, trong Quyết định 09/2021/QĐ-UBND, TPHCM đã đơn giản hóa việc phân loại thành hai nhóm: rác tái chế và rác còn lại. Thành phố cũng đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân. Theo kết quả khảo sát năm 2022 từ Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, hơn 85% người dân đã hiểu rõ ý nghĩa và sự cần thiết của phân loại rác tại nguồn.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật BVMT 2020) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, từ ngày 1/1/2025, cá nhân và hộ gia đình bắt buộc phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành ba nhóm: rác tái chế, rác thải thực phẩm và rác sinh hoạt khác. Nếu không tuân thủ, sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, rác thải sinh hoạt phải được phân loại thành 3 loại
Để đáp ứng yêu cầu này, TPHCM thí điểm phân loại thành ba nhóm tại các chợ đầu mối, nhà hàng, khách sạn và trung tâm thương mại từ nay đến hết năm 2025. Các hộ gia đình và nhóm đối tượng khác vẫn tiếp tục phân loại theo hai nhóm. Thành phố sẽ đánh giá hiệu quả thí điểm để mở rộng mô hình, hướng tới mục tiêu tận dụng tối đa rác thực phẩm cho các công nghệ xử lý như sản xuất phân compost, biogas và phân hữu cơ vi sinh.
Thành phố cũng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình thu gom và xử lý. Ví dụ, thức ăn thừa và thực phẩm hết hạn từ nhà hàng, khách sạn sẽ được thu gom riêng và chuyển về nhà máy xử lý rác Vietstar để sản xuất phân compost. Đồng thời, TPHCM kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải ban hành các quy định về phương tiện thu gom đạt chuẩn, phù hợp với hạ tầng giao thông đặc thù như hẻm nhỏ, ngõ sâu tại thành phố.
Trong dài hạn, thành phố đặt mục tiêu tăng quy mô nguồn điện từ rác lên tối thiểu 240 MW để đáp ứng nhu cầu xử lý tại các nhà máy đốt rác phát điện. TPHCM cũng yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển rà soát và đầu tư bổ sung trang thiết bị để tránh tình trạng rác đã phân loại bị trộn lẫn, gây lãng phí nguồn lực và làm giảm hiệu quả chương trình.

Nếu cần các túi chứa chất thải sinh hoạt thân thiện với môi trường, bạn có thể tham khảo túi rác tự hủy sinh học STAHAUS. Với thành phần HDPE, LLDPE và chất tự hủy D2W, túi có khả năng tự phân hủy trong vòng 24 tháng trong điều kiện tự nhiên. Sản phẩm còn có thiết kế dạng cuộn với đường răng cưa phân cách, dễ dàng xé và sử dụng. Đáy túi được hàn kín, thiết kế gấp sao tạo dáng vuông, ngăn ngừa rò rỉ nước bẩn, giữ vệ sinh tuyệt đối. Túi không có mùi hôi nhựa khó chịu, dai chắc, chịu lực tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng.
Các loại Túi rác tự hủy sinh học STAHAUS đang có sẵn tại Ory:
- Túi Rác Tự Hủy Sinh Học STAHAUS 45x55cm, có thể chứa rác với dung tích 10- 15L, trọng lượng chịu được tối đa 13kg
- Túi Rác Tự Hủy Sinh Học STAHAUS 65x78cm, phù hợp sử dụng với dung tích 40- 45L, trọng lượng chịu được tối đa 18kg
- Túi Rác Tự Hủy Sinh Học STAHAUS 55x65cm, chứa được chất thải với dung tích 15- 20L, trọng lượng chịu được tối đa 16kg
Các sản phẩm này đều có phân loại túi đen và phân loại túi màu (Xanh, Hồng, Vàng) để bạn dễ dàng lựa chọn.
>>> XEM THÊM: Thùng rác hữu cơ tự huỷ là gì? Lợi ích và ưu điểm khi sử dụng
3. Giải pháp giúp hộ gia đình nâng cao hiệu quả phân loại rác tại nguồn ở TPHCM
Máy xử lý rác hữu cơ gia đình chính là công cụ hiệu quả giúp giải quyết vấn đề rác thải thực phẩm – loại rác chiếm phần lớn trong chất thải sinh hoạt. Hoạt động cơ chế sấy khô, nghiền nát và xử lý khử mùi, máy có khả năng biến thức ăn thừa thành phân bón hữu cơ, giúp giảm đáng kể lượng rác thải phải thu gom, vận chuyển đồng thời tạo ra nguồn tài nguyên tái sử dụng ngay tại nhà.
Thiết bị tái chế rác thải thực phẩm này còn có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với không gian sống của các gia đình tại đô thị. Máy còn tích hợp bộ lọc khử mùi hôi rác thải và chế độ tự làm sạch, giúp người dùng tiết kiệm công sức vệ sinh. Đây là giải pháp thiết thực cho các gia đình tại TP.HCM, đặc biệt trong bối cảnh thành phố đang hướng đến việc phân loại rác hiệu quả theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
Tóm lại, phân loại rác tại nguồn ở TPHCM là giải pháp quan trọng để thành phố giải quyết bài toán xử lý gần 9.700 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, giảm phụ thuộc vào phương pháp chôn lấp và tận dụng tối đa nguồn tài nguyên từ rác thải. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu xử lý rác của giai đoạn 2025 - 2030, TPHCM cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và mỗi cá nhân.
Hãy bắt đầu từ gia đình bạn với máy xử lý rác thải hữu cơ để chung tay cùng TPHCM xây dựng một hệ thống quản lý rác thải xanh, sạch và bền vững. Ory hiện đang cung cấp sản phẩm này với nhiều ưu đãi hấp dẫn như:
- Khuyến mãi hấp dẫn lên đến 40% giá trị sản phẩm
- Tặng kèm bộ dụng cụ làm vườn 2 món (dĩa trồng cây và xẻng trồng cây) cùng 2 gói hạt giống để bắt đầu ngay việc trồng trọt tại nhà
- Dịch vụ giao hàng miễn phí đến tận nhà
- Sự hỗ trợ chu đáo từ đội ngũ chăm sóc khách hàng qua Zalo
- Chính sách bảo hành lên đến 12-18 tháng
>>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT BỔ ÍCH KHÁC:
- Các sản phẩm thân thiện với môi trường thúc đẩy lối sống xanh
- Cách làm phân bón từ bã cà phê hiệu quả trong 5 bước
XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC: