Rác thải thực phẩm: Thực trạng đáng báo động và 4 cách xử lý

Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng, vấn đề rác thải thực phẩm đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. Mỗi năm, hàng triệu tấn thực phẩm bị lãng phí, góp phần không nhỏ vào ô nhiễm môi trường và gây áp lực lên hệ thống quản lý rác thải. Vì vậy, việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề rác thải thực phẩm là rất cần thiết. Trong bài viết này, Think Recycle sẽ giúp độc giả khám phá sâu hơn về vấn đề này và những cách xử lý để giảm thiểu ảnh hưởng.

1. Rác thải thực phẩm là gì? Có các loại rác thải thực phẩm nào?

Rác thải thực phẩm là những sản phẩm thực phẩm không được tiêu thụ hoặc sử dụng, bao gồm cả thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm không còn đủ chất lượng để tiêu thụ và các phần của thực phẩm không được ăn như vỏ, lõi hoặc bã. Rác thải thực phẩm không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn tạo ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường khi chúng bị phân hủy và phát thải khí methane, một loại khí gây nên hiệu ứng nhà kính cao gấp 28 -32 lần khí CO2.

Các loại rác thực phẩm phổ biến bao gồm như sau:

  • Thực phẩm hỏng: Các loại thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc không còn đủ chất lượng để tiêu thụ.
  • Thực phẩm thừa: Các món ăn không được tiêu thụ và còn lại sau bữa ăn như rau, củ, quả, thịt, cá, dầu ăn,...
  • Phần thừa của thực phẩm: Vỏ, lõi, hạt hoặc bã của các loại rau củ, trái cây.
  • Thực phẩm bị hỏng do bảo quản không đúng cách: Thực phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm hoặc môi trường không phù hợp hoặc thực phẩm hết hạn sử dụng.
  • Thực phẩm không đạt tiêu chuẩn: Các sản phẩm bị loại bỏ do không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc hình thức.
rác thải thực phẩm

Rác thải thực phẩm rất đa dạng về chủng loại

>>> XEM THÊM: 9 cách làm phân bón từ vỏ chuối dễ thực hiện tại nhà

2. Thực trạng và nguyên nhân gây ra rác thải thực phẩm tại Việt Nam

Hiện nay, vấn đề rác thải thực phẩm tại Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng, với khoảng 8,8 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm, tương đương với 3,9 tỷ USD hoặc khoảng 2% GDP của cả nước. Nước ta là quốc gia đứng thứ 2 trong khu vực về chỉ số lãng phí thức ăn. Phần lớn thực phẩm bị lãng phí xuất phát từ các thói quen sinh hoạt như chế biến thừa khẩu phần ăn hoặc tâm lý “để phần” cho người vắng mặt. Ngoài ra, một phần lớn người tiêu dùng để thức ăn trong tủ lạnh nhưng quên mất, dẫn đến việc thực phẩm bị hỏng và không còn ăn được.

Các loại thực phẩm lãng phí nhiều nhất ở Việt Nam bao gồm cơm, bún, phở (68%), thịt cá nấu chín (53%) và rau củ (44%). Chuỗi cung ứng yếu kém, hạ tầng logistic kém phát triển và những vấn đề sau thu hoạch cũng góp phần làm thực phẩm thất thoát, với tỷ lệ tổn thất nông sản trước chế biến như rau củ lên đến 50% và thủy sản là 35%. Điều này không chỉ làm tăng lượng rác thải mà còn gây áp lực lên môi trường, khi thực phẩm thừa tạo ra khoảng 60% tổng lượng chất thải rắn.

Đặc biệt, rác thải thực phẩm tích tụ gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm và khí metan sinh ra từ quá trình phân hủy thực phẩm chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Nếu không được xử lý kịp thời, rác thải thực phẩm sẽ góp phần gây khủng hoảng môi trường và dịch bệnh tại các đô thị, đồng thời làm tăng phát thải carbon, gây cản trở đến nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu.

rác thải thực phẩm là gì

Thực trạng các bãi rác thải thực phẩm tràn lan tại Việt Nam

>>> XEM THÊM: Top 8 loại rau dễ trồng tại nhà bạn nhất định phải thử

3. Tác hại của rác thải thực phẩm

Tác hại của rác thải thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả môi trường và nền kinh tế. Dưới đây là một số tác động tiêu cực từ việc lãng phí thực phẩm mà chúng ta cần lưu tâm.

3.1. Lãng phí

Lãng phí thực phẩm đồng nghĩa với việc chúng ta đang lãng phí nước, một nguồn tài nguyên quý giá. Thực tế, ngành nông nghiệp tiêu tốn đến 70% lượng nước toàn cầu. Sản xuất thịt, trồng trái cây, rau quả cũng cần nhiều nước. Tức là, càng nhiều thực phẩm bị bỏ đi, càng nhiều tài nguyên nước tiêu tốn để sản xuất bị lãng phí.

rác thải thực phẩm

Rác thải gây lãng phí nước dùng cho sản xuất thực phẩm

3.2. Tăng khí thải nhà kính và biến đổi khí hậu

Một tác hại nghiêm trọng khác của chất thải thực phẩm là việc gây ra sự gia tăng khí thải nhà kính. Khi thực phẩm thối rữa trong các bãi rác sẽ giải phóng khí metan (CH4). Đây là khí đã góp phần vào 20% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu, có khả năng gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 28 - 32 lần so với khí carbon dioxide (CO2).

Thực phẩm thải ra không chỉ đơn thuần là lãng phí mà còn gây ra những tổn thất lớn cho hành tinh - một điều mà nhiều người có thể chưa nhận ra. Khi chúng ta lãng phí thức ăn, chúng ta cũng đang góp phần vào việc làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu.

>>> XEM THÊM: 5 cách làm phân bón từ vỏ trứnggiúp cây trồng xanh tươi tốt

3.3. Gây thoái hoá đất

Đất cho nông nghiệp đã chiếm khoảng 11,5 triệu ha trên toàn cầu, trong đó phần lớn diện tích là dành cho chăn nuôi gia súc. Khi nhu cầu về thịt ngày càng tăng, nhiều khu vực canh tác đã bị chuyển đổi thành đồng cỏ, dẫn đến sự suy giảm đất canh tác và mất đi khả năng sản xuất nông nghiệp bền vững.

Sự chuyển đổi này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan mà còn làm giảm đa dạng sinh học và phá vỡ chuỗi thức ăn tự nhiên. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này, đất đai sẽ ngày càng bị suy thoái, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thực phẩm trong tương lai.

rác thải thực phẩm

Rác thải thực phẩm làm tăng nguy cơ thoái hoá đất

4. Cách xử lý và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ rác thải thực phẩm

Xử lý và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ rác thải thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng cần được chú trọng để bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

4.1. Kiểm soát chất thải thực phẩm ngay từ nguồn

Để kiểm soát chất thải thực phẩm ngay từ nguồn, chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể trong khâu sơ chế và chế biến thực phẩm. Điều này bao gồm việc phân loại và thu gom các loại thực phẩm thừa, cũng như các phụ phẩm như vỏ rau, củ và các nguyên liệu không còn sử dụng được.

Khi các loại rác thải thực phẩm được xử lý đúng cách ngay từ nguồn, chúng ta có thể giảm thiểu sự thất thoát và hao phí thực phẩm, giảm bớt khối lượng rác thải được đưa vào bãi rác, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và nước. Đồng thời, biện pháp này cũng khuyến khích mọi người nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiết kiệm thực phẩm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

rác hữu cơ

Phân loại và xử lý đúng cách rác thải hữu cơ từ nguồn

>>> ĐỌC NGAY: Máy nghiền rác hữu cơ gia đình là gì? Cách sử dụng & Lắp đặt

4.2. Tận dụng để ủ phân bón

Ủ phân compost là một giải pháp xử lý rác thực phẩm hữu cơ đơn giản và hiệu quả, đang ngày càng trở nên phổ biến. Quá trình này sử dụng các loại men vi sinh để biến đổi rác thải thực phẩm thành phân hữu cơ. Bằng cách thu gom rác thải hữu cơ từ bếp và đưa vào hệ thống ủ, chúng ta có thể tạo ra nguồn phân bón tự nhiên cho cây trồng. 

Ủ phân compost không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra nguồn dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng, góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững. Việc sử dụng phân bón hữu cơ cũng cải thiện chất lượng đất, hỗ trợ sự phát triển của cây trồng và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các loại hóa chất độc hại, từ đó bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

>>> XEM THÊM: Làm phân bón hữu cơ tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên thử

4.3. Sử dụng máy xử lý rác hữu cơ gia đình Ory

Một cách xử lý rác thải thực phẩm hiệu quả ngay tại gia đình là sử dụng các máy tái chế chất thải thực phẩm. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác được thải ra ngoài, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Trong số đó, máy xử lý rác hữu cơ gia đình Ory nổi bật như một thiết bị tiên tiến hàng đầu, giúp xử lý và biến đổi các loại thức ăn thừa thành phân bón hữu cơ thông qua quy trình nghiền và sấy khô. Máy không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu rác thải mà còn đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình theo đuổi xu hướng tiêu dùng bền vững. 

Với máy xử lý rác thải Ory, các gia đình sẽ không phải lo lắng về việc sử dụng phức tạp hay công nghệ cao. Toàn bộ quy trình chỉ cần được thực hiện bằng một nút bấm đơn giản. Máy sẽ giúp bạn xử lý sạch sẽ chất thải thực phẩm trong vòng từ 5 đến 7 giờ. Quá trình vệ sinh máy cũng sẽ diễn ra tự động. Bạn chỉ cần đổ nước vào thùng chứa và bấm nút, máy sẽ tự động đun sôi, sạch và khử khuẩn chỉ trong 30 phút.

>>> XEM THÊM: 4 ưu điểm của Máy tái chế chất thải thực phẩm Ory

Đặc biệt, khi mua máy xử lý rác thải hữu cơ này tại Think Recycle, bạn sẽ được khuyến mại lên đến 40% giá trị sản phẩm, tặng kèm bộ dụng cụ làm vườn 2 món (dĩa trồng cây, xẻng trồng cây), cùng với 2 gói hạt giống. Bạn còn được hưởng dịch vụ vận chuyển miễn phí (Free Ship), hỗ trợ khách hàng nhanh chóng qua Zalo và chính sách bảo hành lên đến 12 - 18 tháng. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng, máy sẽ được sửa chữa hoặc đổi sản phẩm mới hoàn toàn miễn phí trong phạm vi 10 ngày, ngoại trừ các phụ kiện và vật tư tiêu hao.

máy xử lý rác hữu cơ gia đình

Rác thải thực phẩm không chỉ là một vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Qua bài viết này, Think Recycle hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tác động của rác và tầm quan trọng của việc xử lý chúng một cách hiệu quả. Để tối ưu hóa việc xử lý rác thải và nâng cao hiệu quả, hãy xem xét việc sử dụng máy xử lý rác thải Ory của Think Recycle. Đây là giải pháp thông minh giúp biến thức ăn thừa thành phân bón hữu cơ, đồng thời giảm thiểu các vấn đề liên quan đến rác thải trong gia đình.

ORY Web 2 tháng 11, 2024

Chia sẻ bài này
Đăng nhập để viết bình luận