Xử lý chất thải thực phẩm tại các quốc gia trên thế giới?

Bạn có biết, theo thống kê, hiện nay đang có khoảng 30% lương thực trên thế giới bị lãng phí hoặc thất thoát. Hoạt động sản xuất, đóng gói, tiêu thụ thực phẩm đã chiếm đến ⅓ tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu và tiêu hao đến 70% lượng nước ngọt trên thế giới. Những con số trên chính là những minh chứng sống cho tình hình đáng báo động của vấn đề lãng phí thực phẩm trên toàn cầu. 

Đứng trước thực trạng này, các quốc gia trên thế giới đã áp dụng nhiều giải pháp khác nhau với mục đích chung giúp giảm thiểu lượng. Hãy cùng Ory tìm hiểu cách một số quốc gia dưới đây xử lý chất thải thực phẩm nhé!

Singapore

Singapore vốn nổi tiếng là quốc gia “sạch sẽ nhất thế giới”. Đối mặt với vấn đề lãng phí thực phẩm, Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả. Cụ thể, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) cho biết thêm nhiều cơ sở buôn bán và kinh doanh thực phẩm tại nước này đã áp dụng giải pháp xử lý chất thải thực phẩm tại chỗ, giảm lãng phí thực phẩm. Thay vì được đưa đến bãi rác, thức ăn dư thừa từ các cửa hàng tiện ích, siêu thị, quán ăn, khách sạn và trung tâm mua sắm sẽ được đưa vào hệ thống xử lý chất thải thực phẩm. 

Hệ thống này hoạt động bằng cách sử dụng vi khuẩn để phân hủy thực phẩm thải ra thành nước bùn - một sự kết hợp giữa chất lỏng và chất rắn. Hỗn hợp này sau đó được đưa qua hệ thống lọc và tái chế lại nước thải thành nước sạch và sau đó bơm trở vào hệ thống. Đặc biệt, mỗi cơ sở kinh doanh có thể sở hữu một hệ thống này và tự tái chế chất thải thực phẩm mà không cần tập trung và đưa đến địa điểm chung.

Hàn Quốc

Có thể nói, Hàn Quốc một trong những nước có tỷ lệ lãng phí thực phẩm cao nhất thế giới, bởi một loạt món ăn kèm hấp dẫn trong một bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc (được gọi là banchan) thường bị bỏ phí sau bữa ăn.

Hàng loạt những nỗ lực của Hàn Quốc từ những năm 1980 đến nay như cấm việc đổ thực phẩm thừa ra bãi rác, cấm đổ nước thải ép từ thực phẩm xuống đại dương hay bắt buộc, yêu cầu người dân phải bỏ rác thải thực phẩm trong các túi phân huỷ sinh học. Đồng thời, Hàn Quốc đã áp dụng công nghệ vào những thùng đựng rác tự động để cân lượng thực phẩm thải bỏ (đựng trong túi phân hủy sinh học) và tính phí cho người dân đổ rác thông qua một thẻ nhận dạng. Theo Nhà chức trách quận Songpa (một trong những quận lớn nhất của Seoul), trong vòng 6 năm, những chiếc máy trả-tiền-để-tái-chế này đã góp phần giảm 47.000 tấn thực phẩm thải ở đây.

Thụy Điển

Thụy Điển là một quốc gia tiên phong trong việc quản lý chất thải thực phẩm và chuyển hóa thành năng lượng. Thụy Điển đã đầu tư vào thu thập và tách rác thực phẩm từ nguồn gốc sử dụng.

Không chỉ thế, Thụy Điển có một mạng lưới lò đốt rác hiện đại, mà được gọi là "Waste-to-Energy Plants" hoặc "Lò Đốt Rác Thành Năng Lượng." Những lò này được thiết kế để đốt rác thực phẩm và các loại rác khác để sản xuất nhiệt và điện. Nhiệt này có thể được sử dụng để tạo ra điện năng, sưởi ấm và cung cấp nhiệt cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Hệ thống này giúp giảm lượng rác thải gửi đến bãi rác và đồng thời giúp sản xuất năng lượng sạch. Điều này giúp Thụy Điển đạt được các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí nhà kính.

Pháp

Pháp đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý mạnh mẽ như áp dụng luật cấm tiêu thụ thức ăn thừa trong các nhà hàng và cửa hàng thực phẩm vào buổi tối và không được bán thức ăn thừa sau giờ quy định. Không chỉ thế, chính phủ Pháp đã đầu tư rất nhiều vào các chiến dịch như tổ chức các chiến dịch và sự kiện để tạo sự nhận thức về vấn đề này và khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp hành động để giảm lãng phí thực phẩm.

Những biện pháp này không chỉ giúp giảm lãng phí thực phẩm mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên, cũng như cải thiện tình hình kinh tế và xã hội. Pháp đang là một ví dụ tiêu biểu cho việc quản lý mạnh mẽ vấn đề lãng phí thực phẩm và tạo ra mô hình để nhiều quốc gia khác có thể tham khảo và thực hiện.

Việt Nam xử lý chất thải thực phẩm

Trở về với mảnh đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta - Việt Nam. Vấn đề lãng phí thực phẩm đã trở thành “tâm điểm” của nhiều cuộc bàn luận và thu hút nhiều sự quan tâm của người dân. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã thực hiện chiến dịch quảng cáo và giáo dục dành cho cộng đồng để nâng cao nhận thức về tác động của việc lãng phí thực phẩm đến kinh tế, môi trường và xã hội. Điều này đã giúp tạo ra sự thay đổi trong tư duy và hành vi của người dân, đặc biệt là trong việc mua sắm, nấu ăn và lưu trữ thực phẩm.

Ngoài ra, các chương trình quyết định giá và khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm gần hết hạn sử dụng cũng đã được triển khai. Các nhà hàng, siêu thị và trung tâm phân phối thực phẩm cũng tham gia vào việc giảm lãng phí bằng cách tối ưu hóa quy trình lựa chọn và bảo quản thực phẩm.

Giảm thiểu chất thải thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của riêng chính phủ, tập thể, cộng đồng mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân. Mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc tiêu thụ lượng thức ăn vừa đủ và hình thành thói quen tái sử dụng, tái chế thức ăn bị bỏ đi để tiết kiệm nguồn tài nguyên. 

Với máy tái chế chất thải thực phẩm Ory, bạn hoàn toàn có thể làm được điều này với tâm thế chủ động, tự chủ và kêu gọi người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng tham gia.

Ory đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng, Chính phủ trong hành trình giảm thiểu lãng phí tối đa lượng chất thải thực phẩm bị thải ra mỗi ngày. Bạn thì sao?

Đăng nhập để viết bình luận